Tổng hợp tất cả các đề đề xuất Trại hè Hùng Vương môn Sinh khối 10 năm 2018 có đáp án  (Bấm vào liên kết phía dưới để tải xuống)

Đây là Tổng hợp tất cả các đề đề xuất Trại hè Hùng Vương môn Sinh khối 10 năm 2018 có đáp án. Tài liệu là tập hợp các đề của các đơn vị: Bắc Cạn, Bắc Giang, Cao Bằng, Điện Biên, Hà Giang, Hạ Long Quảng Ninh, Hòa Bình, Hưng Yên, Lai Châu, Lạng Sơn, Sơn La, Tuyên Quang, Việt Bắc, Yên Bái. Mời các bạn tải về để tham khảo nhé.

TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG LẦN THỨ XIV

TRƯỜNG PT VÙNG CAO VIỆT BẮC

ĐỀ THI ĐỀ XUẤT

-------------------

ĐỀ THI MÔN SINH HỌC - KHỐI  10

Năm học 2017 -  2018

Thời gian làm bài: 180 phút

(Đề này có 04 trang, gồm 10 câu)

Câu 1: (2.0 điểm) Thành phần hóa học của tế bào

1. Hãy chỉ ra các mạch axit béo phổ biến trong phosphoglyceride và tại sao các mạch axit béo này có số nguyên tử cacbon khác nhau theo bội số của 2?

2. Một trong số các chức năng của lipit là dự trữ năng lượng, giải thích tại sao ở động vật thì chất dự trữ này là mỡ trong khi ở thực vật là dầu?

3. Trong thí nghiệm nhận biết tinh bột, lấy 4ml dung dịch hồ tinh bột 1% cho vào ống nghiệm và cho vào đó vài giọt thuốc thử lugol thì dung dịch chuyển màu xanh đen. Đun ống nghiệm trên ngọn lửa đèn cồn đến khi dung dịch mất màu hoàn toàn khi để nguội về nhiệt độ phòng lại xuất hiện màu xanh đen. Lặp lại thí nghiệm 4 đến 5 lần thì dung dịch mất màu hoàn toàn.

a. Hãy giải thích kết quả thí nghiệm.

b. Làm thế nào để chứng minh giải thích trên là đúng?

Câu 2: (2.0 điểm)  Thành phần hóa học của tế bào

1. Trình bày một số đặc điểm cấu tạo hóa học của ADN cho thấy ADN ưu việt hơn ARN trong vai trò là “vật chất mang thông tin di truyền”?

2. Trình bày cấu trúc bậc 1 của phân tử protein. Tại sao cấu trúc bậc 1 lại quyết định các bậc cấu trúc khác? Hoạt tính của protein do cấu trúc không gian của nó quyết định, trong khi cấu trúc không gian do trình tự axit amin (cấu trúc bậc 1) quy định. Bằng kĩ thuật di truyền, người ta tạo được hai phân tử protein có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều ( từ đầu N đến đầu C). Hai phân tử protein này có hoạt tính và cấu trúc không gian giống nhau hay không? Tại sao?

Câu 3: (2.0 điểm) Cấu trúc tế bào

1. Tiến hành thí nghiệm sau trên 2 tế bào riêng biệt. Tế bào thứ nhất bị chọc thủng màng sinh chất, tế bào thứ hai bị chọc thủng màng nhân. Nuôi cấy 2 tế bào này trong môi trường dinh dưỡng thích hợp, sau 1 thời gian sẽ có hiện tượng gì xảy ra ở 2 tế bào này? Giải thích.

2. Trong tế bào động vật có hai loại bào quan đều thực hiện chức năng khử độc, đó là hai loại bào quan nào? Cơ chế khử độc của hai loại bào quan đó có gì khác nhau?

3. Một vài chất tan cần được vận chuyển (chủ động hoặc thụ động) từ vị trí được tổng hợp đến nơi mà chúng hoạt động. Trong những chất tan sau đây: tARN, protein histone, nucleotide, các tiểu phần enzyme tổng hợp ATP (ATP-synthase). Chất nào được vận chuyển từ tế bào chất tới nhân, chất nào không được vận chuyển theo con đường này? Tại sao?

Câu 5: (2.0 điểm) Chuyển hóa vật chất và năng lượng – Dị hóa

1. Những câu sau đây đúng hay sai ? Hãy giải thích.

a. Một phân tử bị oxi hóa khi mất một electron.

b. Đường phân diễn ra trong ti thể của tế bào nhân thực.

c. FAD và FAD+ mang các electron trong chuỗi chuyền electron sang chu trình Crep.

d. Nếu oxi được cung cấp một thời gian ngắn thì một tế bào người vẫn có thể chế tạo được một số ATP.

e. Chu trình Crep có thể tạo ra một số ATP không cần chuỗi chuyền electron.

f. Chu trình Crep chuyển hóa glucozo thành axit piruvic.

2. Sự vận chuyển H+ qua màng sinh học liên quan đến hai quá trình trao đổi chất nào diễn ra trên màng tế bào?

3. Ở tế bào người, khi nguồn glucozơ bị cạn kiệt trong một thời gian dài, tế bào buộc phải sử dụng prôtêin làm nguyên liệu cho quá trình oxi hóa giải phóng năng lượng, khi đó protein sẽ bị biến đổi như thế nào? Sản phẩm cuối cùng của quá trình biến đổi này là gì?

Câu 6: (2.0 điểm) Truyền tin + Thực hành

1. Epinephrine khởi đầu một con đường truyền tín hiệu liên quan đến sự sản sinh cAMP và dẫn đến sự phân giải glycogen thành glucose, một nguồn năng lượng chính của tế bào. Giả sử caffein ức chế hoạt động của enzyme cAMP phosphodiesterase, hãy giải thích cơ chế của việc dùng caffein làm đầu óc trở nên tỉnh táo hoặc mất ngủ.

2. Có 2 ống nghiệm:

- Ống 1: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malic.

- Ống 2: Xucxinatdehidrogenase + axit xucxinic + axit malonic.

- Ở ống nghiệm nào hoạt tính của enzim mạnh hơn? Giải thích.

Câu 7: (2.0 điểm) Phân bào

1. Các nhà khoa học đã làm thí nghiệm: dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha S, thấy nhân của tế bào ở pha G1 bước ngay vào pha S; dung hợp tế bào đang ở pha G1 với tế bào đang ở pha M, thấy nhân của tế bào đang ở pha G1 bước ngay vào pha M. Từ thí nghiệm này có thể rút ra kết luận gì về việc chuyển tiếp giữa các pha của chu kì tế bào? Giải thích kết quả thí nghiệm.

2. Nêu vai trò của một số prôtêin chủ yếu đảm bảo quá trình phân ly chính xác các nhiễm sắc thể về các tế bào con trong quá trình phân bào có tơ (thoi vô sắc) ở sinh vật nhân thực?

Câu 8: (2.0 điểm) Vi sinh vật – Dinh dưỡng và chuyển hóa vật chất

1. Một học sinh thực hiện thí nghiệm như sau: Chuẩn bị 3 bình nuôi cấy A, B, C. Lần lượt bổ sung vào bình nuôi cấy các thành phần theo bảng dưới đây:

 

Bình A

Bình B

Bình C

100 ml môi trường chứa xenlulozo

+

+

+

Bơm khí N2

+

+

10 ml dịch dạ cỏ

+

+

Vi khuẩn sinh metan (CH4)

+

+

+

Sau một thời gian nuôi cấy, bình nào sẽ xuất hiện khí metan (CH4)? Giải thích.

2. Người ta đem nuôi cấy 3 chủng vi khuẩn : hiếu khí bắt buộc (A), kị khí không bắt buộc (B), kị khí bắt buộc (C) trong môi trường lỏng ở các điều kiện thích hợp cho sự sinh trưởng. Lấy một giọt dịch nuôi cấy chủng A, B, C cho lên lam kính, sau đó nhỏ một giọt dung dịch H2O2 lên trên. Hãy nêu hiện tượng xảy ra và giải thích ?

Câu 9: (2.0 điểm) Vi sinh vật – Cấu trúc tế bào + Sinh trưởng

1. Có hai tế bào vi khuẩn được cắt ngang, vi khuẩn A chỉ có một màng đơn bao quanh tế bào của nó, trong khi vi khuẩn B được bao quanh bởi 2 màng phân tách nhau bởi một khoảng không gian hẹp chứa peptidoglican.

-  Hãy xác định vi khuẩn nào là vi khuẩn G+ và vi khuẩn nào là vi khuẩn G? Tại sao vi khuẩn G lại có xu hướng kháng kháng sinh tốt hơn vi khuẩn G+?

- Cách hữu hiệu nhất để diệt các loại vi khuẩn đã kháng kháng sinh là gì?

2. Trong sản xuất các chế phẩm vi sinh vật, người ta có thể dùng phương pháp nuôi cấy liên tục và không liên tục. Giả sử có 2 chủng xạ khuẩn, một chủng có khả năng sinh enzim A, một chủng khác có khả năng sinh kháng sinh B. Hãy chọn phương pháp nuôi cấy cho mỗi chủng xạ khuẩn để thu được lượng enzim A, kháng sinh B cao nhất và giải thích lí do chọn?

Câu 10: (2.0 điểm)  Vi sinh vật – Virut và miễn dịch

1. Tại sao ở người việc tìm thuốc chống virut khó khăn hơn nhiều so với việc tìm thuốc chống vi khuẩn? Hãy cho biết việc tìm thuốc chống loại virut nào sẽ có triển vọng hơn. Giải thích?

2. Trong đáp ứng miễn dịch dịch thể và đáp ứng dị ứng đều có sự xâm nhập của kháng nguyên, hình thành tương bào và tạo ra kháng thể.

a. Nêu những khác biệt trong hai loại đáp ứng này.

b. Một số người có đáp ứng dị ứng quá mức đối với thuốc kháng sinh penicillin có thể tử vong trong vòng vài phút sau khi tiêm chất này vào cơ thể. Giải thích?

Tải xuống để xem tài liệu hoàn chỉnh - Chia sẻ cho bạn bè nếu trang web có ích với bạn!
Nguồn tài liệu:

Bạn cũng có thể quan tâm:

Bài tập môn Sinh học lớp Lớp 10
Tin tuyển sinh