TRẠI HÈ HÙNG VƯƠNG
LẦN THỨ XV – SƠN LA 2019
ĐỀ CHÍNH THỨC
|
KỲ THI CHỌN HỌC SINH GIỎI
MÔN: SINH HỌC - KHỐI: 10
Ngày thi: 27 tháng 7 năm 2019
Thời gian làm bài: 180 phút (không kể thời gian giao đề)
Đề thi gồm có 05 trang
|
Câu 1 (2,0 điểm)
- Hoạt tính của prôtêin do cấu trúc không gian của nó quyết định. Bằng kĩ thuật di truyền người ta tạo được 2 phân tử prôtêin chỉ gồm 1 chuỗi pôlipeptit có trình tự axit amin giống hệt nhau nhưng ngược chiều. Hai phân tử prôtêin này có hoạt tính giống nhau hay không? Tại sao?
- Một nhà khoa học đang nghiên cứu sự sản xuất của 1 loại prôtêin được giải phóng bởi 1 loại tế bào động vật vào trong môi trường nuôi cấy. Cô ấy thấy rằng loại prôtêin đó chỉ xuất hiện trong môi trường nuôi cấy sau khi cho một vài giọt hoocmôn vào tế bào. Trước khi cho hoocmôn vào, cô ấy đánh dấu prôtêin trong tế bào bởi 1 loại thuốc nhuộm huỳnh quang và quan sát tế bào dưới kính hiển vi quang học. Nhờ đó, cô ấy quan sát thấy thuốc nhuộm trong các phiến dẹt phẳng và cấu trúc hình ống ở khắp nơi trong tế bào và trong những cụm cấu trúc hình túi dẹt phẳng. Sau khi thêm hoocmôn, thuốc nhuộm cũng được quan sát như là những chấm nhỏ tụm lại dọc theo màng sinh chất. Bằng kiến thức đã học, em hãy giải thích kết quả thí nghiệm trên và mô tả cơ chế?
Câu 2 (2,0 điểm)
- Nghiên cứu tác động của 2 chất ức chế lizôzim, 2 bạn học sinh làm thí nghiệm và đưa ra các kết luận như sau.
Học sinh
|
Tiến hành
|
Kết quả
|
Kết luận
|
Vũ
|
Giữ nguyên nồng độ enzim và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 0,1 đến 5µM, đo lượng sản phẩm tạo thành.
|
Kết quả như nhau đối với cả 2 chất ức chế: lượng sản phẩm tăng dần theo sự tăng nồng độ cơ chất.
|
Cả 2 chất ức chế đều là chất ức chế cạnh tranh.
|
Thư
|
Giữ nguyên nồng độ enzim và chất ức chế, tăng dần nồng độ cơ chất từ 150 đến 200µM, đo lượng sản phẩm tạo thành.
|
Kết quả như nhau đối với cả 2 chất ức chế: lượng sản phẩm không tăng theo sự tăng nồng độ cơ chất.
|
Cả 2 chất ức chế đều là chất ức chế không cạnh tranh.
|
Kết luận của học sinh nào là đúng? Giải thích.
...