Luyện đề THPT Quốc gia 2017 môn Ngữ văn theo lộ trình để đạt điểm cao
1.1 Tiếng việt
1.1.1 Biện pháp tu từ
Tu: luyện
Từ: từ ngữ
Biện pháp tu từ cách rèn luyện từ ngữ
Biện pháp tu từ là những cách thức sử dụng từ ngnữ một cách sáng tạo giúp cho sự diễn đạt trở nên sinh động hơn, hấp dẫn hơn, hỗ trợ thể hiện nội dung tư tưởng.
Đặc biệt, tu từ trong văn học không chỉ làm nội dung được dể hiểu, mà còn làm cho từ ngữ chuẩn xác và phong phú, thể hiện cái độc đáo trong phong cách tác giả.
a. Biện pháp tu từ ngữ âm
STT | Biện pháp | Khải niệm | Ví dụ |
1 | Tạo nhịp điệu và âm hưởng cho câu (phhối hợp âm với nhịp điệu) | Kết hợp các ấm thanh và cách ngắt nhịp để tạo một âm hưởng đặc trưng, hỗ trợ cho việc thể hiện nội dung tác phẩm và cảm xúc tác giả. Thường kết hợp với điệp từ ngữ và điệp cấu trúc để có hiệu quả cao nhất. Thường dùng trong văn chính luận |
Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa; chỉ giận chưa thể xả thịt, lột da, ăn gan, uống máu quân thù. Phối hợp thanh: quên ăn (thanh bằng) - vỗ gối (thanh trắc), phối hợp âm cắt - mắt, nhịp điệu tới bũa quên ăn/ nữa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt/nước mắt đầm đìa, xã thịt/lột da/nuốt gan/nuốt máu. - Tạo âm điệu nghẹn ngà, thể hiện nỗi uất hận, căm thù giặc của tác giả. |
2 | Điệp âm, điệp thanh, điệp vần | Lắp lại y hệt hoặc gần giống các âm, thanh điệu, hỗ trợ việc thể hiện nội dung tác phẩm, cảm xúc của tác giả. Thường kết hợp với điệp cấu trúc để đạt hiệu quả cao nhất. Thường dùng trong thơ ca. |
"Em ơi, Ba Lan mùa tuyết tan. Đường bạch dương sương trắng nắng tràn." Điệp vần: an(Lan/tan), ương (đường/dương/sương), ăng (trắng/nắng). Điệp thanh: thanh ngang (em/ơi/Ba/Lan/tan) - Tạo âm điệu ngân nga như lời hát mùa xuân. |
b. Biện pháp tu từ từ vựng
STT | Biện pháp | Khái niệm | Ví dụ |
1 | So sánh | Là đối chiếu hai sự vật hiện tượng dựa trên nét tương đồng. CT A là/như/tựa/khác/hơn/kém... B |
Mặt trời xuống biển như hòn lửa A như B (Đoàn thuyền đánh cá - Huy Cận) |
2 | Nhân hóa | Là dùng từ gọi, tả, trò chuyện với người để gọi, tả trò chuyện với vật CT: A (chỉ vật) B (dùng cho người) |
Sống được lúc dènh dàng Chim bắt đầu vội vã (Sang thu - Hữu Thỉnh) |
3 | Ẩn dụ | Là dùng từ chỉ vật này để chỉ vật khác dựa trên mối quan hệ tương đồng. CT: A như B (so sách ngầm, A có đặc điểm như B) |
Vẫn biết trời xanh là mãi mãi Bác Hồ vĩnh hằng, bao la như trời xanh (Viếng lăng Bác - Viễn Phương) |
4 | Hoán dụ | Là dùng từ chỉ vật này để chỉ vật khác dựa trên mối quan hệ tương cận (gần gủi) CT: A thường gần liền với hình ảnh B |
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính Quê hương gần với hình ảnh giếng nước gốc đa |
5 | Nói quá | Dùng cách nói ở mức độ cao hơn sự thực để nhấn mạnh CT: A > Mức độ thực |
Lỗ mũi mười tám gánh lông Chồng yêu chồng bảo tơ hồng trời cho |
6 | Nói giảm, nói tránh | Dùng cách nói khéo léo, sử dụng các từ ngữ thanh nhã để tránh sự đau lòng hoặc thô tục. CT: A < Mức độ thực |
Rãi rác biên cương mồ viễn xứ Chiến trường đi chẳng tiếc trời xanh Áo bào thay chiến anh về đất Sông Mã gầm lên khúc độc hành (Tây tiến - Quang Dũng) |
7 | Chơi chữ | Dùng các bện pháp như: đồng âm, trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa, nói lái,... để tạo ra những lời nói thú vị | Rắn hổ mang bò lên núi |
c. Biện pháp tu từ ngữ pháp
Stt | Biện pháp | Khái niệm | Ví dụ |
1 | Điệp ngữ/Điệp cấu trúc (lợp cú pháp) | Lặp lại từ ngữ, cấu trúc để tạo nhịp điệu, nhấn mạnh. CT: A B. A C, A D,... A A A ... |
Không có kính không phải vì không có xe không có kính Mai sau Mai sau Mai sau Đất xanh tre mãi xanh màu tre xanh |
2 | Liệt kê | Cách xắp xếp hàng loạt các từ hay cụm từ cùng loại để diễn tả đầy đủ hơn những khía cạnh, biểu hiện khác nhau của thực tế hay của tư tương tình cảm CT: A, A', A'', A''', ... |
Hồi nhỏ sống với đồng Với sông rồi với bể |
3 | Câu hỏi tu từ | Đuea ra câu hỏi nhưng không nhằm để hỏi mà để khẳng định, nhấn mạnh, thể hiện tình cảm, thái độ hoặc tư tưởng. CT: ABCD? =>ABCD! |
Ôi con chim chiền chiện Hót chi mà vang trời? |
4 | Đảo ngữ | Đổi vị trí thông thường của thành phần câu, nhằm tạo điểm nhấn. CT: VN - CN |
Mọc giữa dòng sông xanh VN Một bông hoa tím biếc CN |
5 | Tương phản (Đối) | Tạo ra hai thái cực đối lập nhau để nhấn mạnh hay làm nỗi bật tư tưởng. CT: A><B |
Không có kính rồi xe không có đèn Không co mui ce thùng xe có nước >< .... có một trái tim |
6 | Chêm xen | Thêm vào câu những lời bổ sung, giải thích nhằm nhấn mạnh, nêu cảm xuacs hoặc làm cụ thể cho sự diển đạt. Đó là thành phần phụ chú trọng câu, nhưng chỉ có những thành phần có giá trị nghệ thuật mới là biện pháp tu từ. CT: A (abc) A - abc - B |
Cô bé nhà bên (có ai ngờ) Cũng vào du kích, Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích Mắt đen tròn (thương thương quá đi thôi) |